Chủ đầu tư bất động sản là gì? Cách nhận biết chủ đầu tư uy tín?

Chủ đầu tư bất động sản là gì? Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của chủ đầu tư bất động sản được quy định như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Chủ đầu tư bất động sản là gì?

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ đầu tư là cá nhân hoặc tổ chức đầu tư sở hữu vốn hoặc là người được giao vốn để triển khai xây dựng các dự án thuộc lĩnh vực thiết kế, xây dựng và bất động sản. Như vậy, chủ đầu tư là người quản lý nguồn vốn và cũng có quyền lựa chọn đơn vị thầu, đồng thời phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tiến độ cũng như hiệu quả đầu tư.


Chủ đầu tư bất động sản sẽ phải chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư dự án.

Quy định cụ thể về chủ đầu tư bất động sản:

- Với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hoặc nước ngoài, chủ đầu tư là tổ chức, cơ quan được người quyết định đầu tư giao cho sử dụng, quản lý vốn để tiến hành thi công xây dựng.

- Với dự án sử dụng vốn vay, chủ đầu tư là cá nhân, tổ chức, cơ quan vay vốn để đầu tư xây dựng.

- Với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng đối tác công tư, chủ đầu tư là doanh nghiệp dự án, do nhà đầu tư thỏa thuận lập thành theo quy định của pháp luật.

- Với các trường hợp khác, chủ đầu tư chính là cá nhân, tổ chức sở hữu vốn.

Vai trò của chủ đầu tư

- Chủ đầu tư phải có đủ khả năng để tổ chức tư vấn, quản lý các vấn đề của dự án thay cho người quyết định đầu tư. Vì thế, chủ đầu tư không có đủ năng lực sẽ bị sa thải ngay lập tức.

- Chủ đầu tư còn là người trực tiếp giám sát công trình, thường xuyên kiểm tra công tác thiết kế và tiêu chuẩn thi công.

Trách nhiệm của chủ đầu tư

Chủ đầu tư có trách nhiệm rất lớn với mỗi dự án bất động sản. Họ chính là cá nhân, đơn vị định đoạt mọi hoạt động của dự án. Chủ đầu tư sẽ phải chịu trách nhiệm cho các vấn đề:

- Chất lượng, tiến độ dự án và các vấn đề xoay quanh vốn đầu tư theo đúng quy định.

- Quản lý khai thác, kinh doanh, đầu tư xây dựng dự án bất động sản theo quy định của pháp luật.

- Quyết định việc thuê các bên tham gia thực hiện, đảm bảo quá trình triển khai dự án.

- Theo dõi tiến độ thi công, tiến hành kiểm tra, nghiệm thu dự án. Chủ đầu tư cũng có quyền dừng yêu cầu thi công, khắc phục hậu quả khi phát hiện có sai phạm.

- Đảm bảo nguồn tài chính để triển khai dự án theo đúng tiến độ.

- Đảm bảo các vấn đề liên quan đến pháp lý và luật đầu tư bất động sản theo đúng yêu cầu, quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư

- Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời dự thầu, hồ sơ mời đấu thầu và các kết quả đấu thầu với gói thầu không sử dụng ngân sách Nhà nước.

- Thực hiện ký kết hợp đồng với các nhà thầu bất động sản.

- Thanh toán cho nhà thầu dựa trên tiến độ hợp đồng hoặc biên bản nghiệm thu.

- Nghiệm thu công trình để đưa vào khai thác, sử dụng…

Cách nhận biết chủ đầu tư có uy tín hay không?

Uy tín của chủ đầu tư: Đây là một trong những tiêu chí cần cân nhắc trước khi quyết định “xuống tiền” mua bất động sản. Chủ đầu tư uy tín sẽ đảm bảo hoàn thành dự án theo đúng tiến độ và chất lượng đã cam kết, giúp bạn giảm thiểu rủi ro khi vào ở hay khi đầu tư bất động sản. Có một vài yếu tố để nhận biết chủ đầu tư có uy tín hay không, có thể kể đến như:

Có sức khỏe tài chính: Những chủ đầu tư có tài chính vững mạnh sẽ khiến người mua, nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn vì các dự án của họ sẽ không rơi vào trường hợp bị đóng băng, bị bỏ dở do vấn đề tài chính. Những chủ đầu tư có quy mô lớn, thời gian thành lập lâu năm thường có tiềm lực tài chính vững mạnh và ổn định.

Thời gian hoạt động của chủ đầu tư: Những chủ đầu tư hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực đã được rèn giũa qua thời gian, có kinh nghiệm vận hành và xử lý các rủi ro giúp phát triển dự án bất động sản một cách trơn tru và an toàn hơn.

Danh sách đối tác: Một trong những thước đo đánh giá mức độ uy tín của chủ đầu tư chính là các đơn vị mà chủ đầu tư hợp tác cùng. Nếu đó là những sàn bất động sản uy tín, phân phối nhiều sản phẩm trên thị trường, luôn cung cấp thông tin minh bạch tới khách hàng thì đây được xem là một điểm cộng của chủ đầu tư.

Ngoài ra, những đối tác được chủ đầu tư hợp tác trong việc triển khai dự án cũng là yếu tố rất quan trọng. Những chủ đầu tư uy tín, có kinh nghiệm sẽ không lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công thiếu kinh nghiệm, năng lực non kém.

Tính pháp lý của dự án: Chủ đầu tư uy tín phải đảm bảo về tính pháp lý của dự án đối với người mua, cung cấp đầy đủ các thông tin, văn bản về dự án khi khách hàng yêu cầu. Người mua, người đầu tư cũng cần chú ý tới cách chủ đầu tư truyền tải, cung cấp thông tin về dự án có chuyên nghiệp không nhằm xác định năng lực và uy tín của chủ đầu tư.

Các dự án đã triển khai: Uy tín của chủ đầu tư được phản ánh thông qua các dự án đã bàn giao và đi vào hoạt động. Chất lượng, tiến độ các dự đó ra sao, có điều tiếng gì không… là những điều người mua cần xem xét.

Khánh An (T.H)

Tin tức

Thứ tư, 13/12/2023

Một căn penthouse 5 phòng ngủ có diện tích gần 22.000 feet vuông (tương đương khoảng hơn 2.000m2) đã được bán với giá hơn 136 triệu USD (tương đương khoảng 3.200 tỷ đồng), xác lập kỷ lục căn hộ áp mái đắt nhất ở Dubai dù chưa thành hình.

Thứ tư, 13/12/2023

Sáng nay, giá vàng thế giới biến động nhẹ, đồng USD giảm trước thềm cuộc họp Fed. Trong khi đó, giá vàng trong nước được điều chỉnh giảm mạnh, mức cao nhất lên đến 400.000 đồng/lượng.